Bệnh do nấm thủy my trên cá và cách phòng trị bệnh

Nguyên nhân

Bệnh do một số loài nấm thuộc các giống: Achlya, Saprolegnia, Leptolegnia… gây ra. Loại nấm này sinh sản rất nhanh vì nó sinh sôi nảy nở ở nhiều dạng: Sinh sản dinh dưỡng bào tử, sinh sản vô tính bằng túi bào tử kín, sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp. Ngoài ra chúng còn di chuyển rất nhanh nên khả năng lây lan rất cao

Chúng có dạng hình sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp, cấu tạo sợi nấm đa bào nhưng không có các vách ngăn. Nấm sinh sản bằng nhiều hình thức khác nhau như Sinh sản dinh dưỡng bào tử, sinh sản vô tính bằng túi bào tử kín, sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp. Bào tử nấm có tiên mao, có thể vận động trong nước nên khả năng lây lan bệnh rất cao.

hinh-thai-nam-thuy-my
                                                                                           hình thái sợi nấm thủy my

Dấu hiệu bệnh lý

– Cá có cảm giác ngứa ngáy, gầy và đen sậm đi, bệnh thường xảy ra ở cá mè, cá rô phi, cá tra đã bị tổn thương cơ thể.
– Trên da xuất hiện vùng trắng xám tua tủa những sợi nấm nhỏ, mềm tạo thành những búi trắng như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trứng cá bị bệnh có màu trắng đục.

– Quan sát bằng mắt thường  có thể thấy, phần cuối của sợi nấm đâm sâu vào thịt cá, phần đầu sợi nấm lơ lửng trong nước và có màu trắng.

dau-hieu-benh-nam-thuy-my
                                                                    Các sợi nấm xuất hiện như những búi  bông

Phân bố và lan truyền

– Bệnh nấm thuỷ mi xảy ra ở nhiều loài cá nước ngọt và trứng cá. Trong các loài cá nuôi phổ biến ở Việt Nam như cá chép, mè, trắm cỏ, trê, cá trôi và một số đối tượng nuôi đặc sản khác như baba, ếch…đều có thể nhiễm nấm thuỷ mi.

– Nấm thuỷ mi còn ký sinh gây chết trứng của các loài cá nước ngọt, đặc biệt là trứng cá chép.

– Nấm thường phát triển đầu tiên ở các trứng bị ung, sau lây lan nhanh sang các trứng khoẻ và gây chết hàng loạt.

– Bệnh nấm thuỷ mi thường phát triển vào mùa có nhiệt độ thấp, thích hợp ở nhiệt độ nước từ 18-25 độ C, vào mùa đông, mùa xuân, mùa thu ở miền Bắc.

Phòng và trị bệnh

-Phòng bệnh:

+ Quản lý môi trường ao nuôi tốt và ổn định bằng cách dùng Zeo vi sinh hoặc chế phẩm sinh học BIOWATER định kỳ 15 ngày/lần.

+ Khử trùng nguồn nước ao nuôi, định ký 15ngày/lần bằng Iodine 90% với liều 1lít/3.000 – 4.000m3 nước hoặc BKC 80% theo liều 1lít/2.000m3 nước.

+ Bổ sung Vitamin C, khoáng chất và men tiêu hoá vào thức ăn hàng ngày để cá luôn khoẻ mạnh, tăng cường sức đề kháng với bệnh: C-FEED, TOTAL GROW, GLUCAN 500, LACTOSAC, MEGA 3.

-Trị bệnh:

+ Diệt mầm bệnh trong môi trường nước bằng Iodine 90% với liều 1lít/3.000 – 4.000m3 nước hoặc BKC 80% theo liều 1lít/3.000m3 nước.

+ Trộn Vitamin và khoáng vi lượng vào thức ăn cho cá ăn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0888.356.778
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon