Nguyên nhân
Tác nhân gây bệnh chủ yếu cho là loài Streptococcus agalactiae và loài Streptococcus iniae cũng gây chết nhưng tỷ lệ chết thấp hơn.
Dấu hiệu bệnh lý
– Dấu hiệu bên ngoài: +Cá yếu bơi quay tròn không định hướng và cơ thể chuyển màu tối. Mắt bị lồi và mờ đục.
+ Nắp mang và các hốc vây bị xuất huyết.
+ Xuất hiện các mụn đỏ và vết loét trên bề mặt cơ thể.
+ Sự có mặt của dịch chất lỏng trong bụng của cá là dấu hiệu của dịch bệnh ở thời kỳ cấp tính. Dịch này có thể được nhìn thấy chảy ra từ hậu môn của cá.
– Dấu hiệu bên trong: Gan , thận, lách, bị hoại tử thành những đốm màu nhạt.
Phân bố và lan truyền bệnh
– Bệnh nhiễm khuẩn do streptococcus gây ra ở nhiều loài cá nước ngọt, đặc biệt khi nuôi cá rô phi ở mật độ cao.
– Mua vụ thường xuất hiện bệnh : mùa xuân, mùa thu ơ miền Bắc và mùa mưa ơ miền Nam.
Phòng và trị bệnh
– Phòng bệnh: phương pháp phòng bệnh tổng hợp…
+Dâng nước ao tối đa có thể để giữ nước ao luôn mát
+Khi dâng nước trong ao phải sát khuẩn nguồn nước bằng thuốc sát khuẩn: povidine, vibriostop…
+Giảm ăn tối đa
+Tăng cường sức đề kháng cho cá: bổ sung vitamin c, glucan, men tiêu hóa…
+ Bật máy bơm sục sớm, hệ thống sục sủi làm mát nước
– Trị bệnh:
+ Diệt mầm bệnh trong môi trường nước bằng Iodine 90% với liều 1lít/3.000 – 4.000m3 nước hoặc BKC 80% theo liều 1lít/3.000m3 nước.
+ Cho ăn thuốc kháng sinh điều trị liên tục 3-5 ngày:
Sáng cho ăn E.MOS FOR FISH với liều 100g/tấn cá.
Chiều cho ăn ZINAPRIN với liều 50g/tấn cá.
+ Sau khi cho ăn kháng sinh nên cho ăn thuốc giải độc gan thận BODY GUARD
+ Bổ sung Vitamin và khoáng vi lượng thiết yếu vào thức ăn: C – FEED, TOTALGROW.