Bệnh xuất huyết trên cá trắm cỏ và cách phòng trị

Nguyên nhân

Virus gây bệnh là dạng Reovirus có cấu trúc acid Nucleic nhân là ARN không có vỏ, hình khối 20 mặt đối xứng theo tỷ lệ 5:3:2, có 92 capsomer (Chen và Jiang, 1984; Chen và CTV 1985; Hong và CTV 1985), đừờng kính khoảng 60-70nm.

Dấu hiệu bệnh lý

-Dấu hiệu bên ngoài: + Da có màu tối sẫm, cá nổi lờ đờ trên tầng mặt. Mang nhợt nhạt, nắp mang và vây xuất huyết. Mắt lồi và xuất huyết.

+ Cá chết vớt lên thường tươi nguyên không có dấu hiệu bất thường ( chết đẹp). Số lượng chết cao vài chục con đến hàng trăm con một ngày, không can thiệp sớm tỉ lệ chết lên tới 80-100%

ca-tram-co-bi-xh-do-virus1
                                                    Cá chết tươi nguyên, không có biểu hiện bất thường bên ngoài (chết đẹp)

-Dấu hiệu bên trong: Cơ quan nội tạng xuất huyết, thành ruột còn chắc chắn và không hoại tử. Bóc da thấy các đám cơ đỏ xuất huyết.

Phân bố và lan truyền bệnh

– Ký chủ: Cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá mè trắng và cá diếc.

– Mùa vụ xuất hiện bệnh: tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 10, khi nhiệt độ nước từ 25-300C.

Phòng bệnh

– Khử trùng nguồn nước ao nuôi, định ký 15ngày/lần bằng Iodine 90% với liều 1lít/3.000 – 4.000m3 nước hoặc BKC 80% theo liều 1lít/2.000m3 nước.

– Bổ sung Vitamin C, Vitamin tổng hợp và men tiêu hoá vào thức ăn hàng ngày để cá luôn khoẻ mạnh, tăng cường sức đề kháng.

– Thức ăn (cỏ, bèo,…) phải được làm sạch và khử trùng trước khi cho ăn.h

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0888.356.778
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon